Luật Tiếp công dân năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25/11/2013. Với chặng đường 10 năm thực hiện Đảng ủy, Lãnh đạo Sở luôn xác định công tác tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước. Thông qua công tác tiếp công dân nhằm lắng nghe và tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Với phương châm làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân. Thực hiện tổng kết 10 năm Luật Tiếp công dân năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Đảng ủy và Lãnh đạo Sở chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được các kết quả như sau:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân
Nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về công tác tiếp công dân góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, Sở Tư pháp tham mưu thực hiện phổ biến, tuyên truyền Luật Tiếp công dân; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn Luật Tiếp công dân 2013; Thông tư số 04/2021/TT-TTCP giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thông qua công tác tiếp công dân và trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là rất cần thiết và phải được tuyên truyền đến đến cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, dưới nhiều hình thức khác nhau như: đăng tải tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo hình, báo nói), Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trang Thông tin điện tử sở, ngành và các huyện, thành, thị, Bản tin của các cơ quan, tổ chức; thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành;
Việc phối hợp công tác tuyên truyền cùng với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong hệ thống chính trị triển khai thực lồng ghép tại các hội nghị, cuộc họp khu dân cư tổ dân phố, sinh hoạt câu lạc bộ, .. thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia. (Phối hợp với các các ngành, tổ chức, đoàn thể: Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Thanh tra tỉnh, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, UBND các huyện, thành, thị… ) Cấp phát tài liệu tuyên truyền các văn bản pháp luật và pháp luật có liên quan đến tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tới các tổ dân phố trên địa bàn.
Biên soạn, phát hành Bản tin tư pháp; các tờ gấp tuyên truyền về pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2. Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo điều hành về công tác tiếp công dân
Hàng năm, trên cơ sở chương trình, kế hoạch, lịch tiếp công dân của UBND tỉnh, Sở Tư pháp xây dựng, ban hành lịch tiếp công dân của cơ quan; lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở và của các đơn vị thuộc, trực thuộc có chức năng tham mưu tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc tiếp dân (Thông báo số 01/TB-STP ngày 04/01/2021 về Thông báo Lịch tiếp công dân của Giám đốc Sở Tư pháp năm 2021; Thông báo số 17/TB-STP ngày 24/12/2021 về Thông báo Lịch tiếp công dân của Giám đốc Sở Tư pháp năm 2022...). Chương trình, kế hoạch, lịch tiếp công dân của Sở được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Sở; đồng thời giao Thanh tra sở làm đầu mối tiếp nhận, giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của cơ quan.
3. Kết quả tiếp công dân
Công tác tiếp công dân: Sở đã tiếp 63 công dân và 47 lượt người. Trong đó yêu cầu về khiếu nại:02; tố cáo: 02; phản ánh, kiến nghị: 43. Qua tiếp công dân đã giải thịch, hướng dẫn, tiếp nhận và trả lời đơn thư đúng quy định.
Tiếp đoàn đông người: Sở thực hiện tiếp 01 đoàn nhiều người (gồm 6 người) kiến nghị nội dung về quy trình đấu giá tài sản. Sau khi được cán bộ tiếp công dân giải thích và hướng dẫn đoàn thực hiện theo trình tự thủ tục của Luật Đấu giá tài sản và không có kiến nghị về nội dung này công dân đã hiểu và rút đơn phản ánh kiến nghị.
Công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư KNTC: Tổng số đơn nhận được: 221 đơn; Kết quả phân loại đơn: Khiếu nại: 32 đơn;Tố cáo: 27 đơn; Phản ánh, kiến nghị: 162 đơn.
Kết quả xử lý đơn: Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở: 68 đơn. Trong đó: khiếu nại: 6 đơn; tố cáo: 03; phản ánh, kiến nghị: 59 đơn. Các đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết xong, đạt tỉ lệ 100%; Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở: 94 đơn; đã lưu và làm văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ tiếp công dân tại cơ quan được thực hiện theo Luật Tiếp công dân và Quy chế tiếp công dân của bàn tỉnh. Sở đã bố trí phòng tiếp công dân; ban hành, niêm yết Nội quy tiếp công dân và lịch tiếp công dân của Giám đốc sở nghiêm túc; lập Sổ tiếp công dân và thực hiện ghi chép đầy đủ theo quy định. Sở đã tăng cường tiếp công dân để lắng nghe, tiếp thu và giải trình những vấn đề công dân thắc mắc; xem xét giải quyết kịp thời những kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, những vấn đề không thuộc thẩm quyền đã hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền hoặc có văn bản kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân (kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, việc áp dụng công nghệ thông tin...): Sở đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể, Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn của Sở trong việc thực thi nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo bệ người tố cáo…
Công tác tổ chức xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm: 03/03 công chức Thanh tra Sở đã được bồi dưỡng nghiệp vụ và được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ thanh tra viên.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Thành lập đường dây nóng và hộp thư điện tử tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Nâng cao hiệu quả hoạt động của sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại tố cáo.
Để thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư với mục tiêu 100% kiến nghị, phản ánh, đơn thư của công dân được cập nhật theo dõi trong hệ thống, giải quyết đúng thẩm quyền, trách nhiệm, giữ vững, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, hạn chế vụ việc mẫu thuẫn phức tạp. Sở chú trọng một số nội dung sau:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng các hình thức phù hợp cũng như truyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của phường các văn bản Luật, văn bản QPPL về Luật khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật PCTN, Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật khác liên quan đến pháp luật tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Khiếu nại, Luật tố cáo và những văn bản pháp luật liên quan đến đời sống của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tìm hiểu, tiếp cận, nâng cao hiểu biết pháp luật.
3. Lãnh đạo trực tiếp dân vào thứ hai hàng tuần đảm bảo đúng quy định của Luật Tiếp công dân. Tổ tiếp công dân phường phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy phường trong việc phối kết hợp công tác tiếp công dân. Lãnh đạo UBND phường cần tăng cường đối thoại trực tiếp trong công tác tiếp công dân để kịp thời giải quyết những kiến nghị, phản ánh của nhân dân.
4. Công chức tiếp dân công dân phường thường xuyên trang bị kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tiếp dân, nắm bắt những vấn đề nhân dân bức xúc phản ánh với Lãnh đạo để giải quyết kịp thời, hạn chế phát sinh thành điểm nóng, phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay công chức tiếp công dân phần nhiều còn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân. Do đó, Luật Tiếp công dân cần quy định cụ thể về việc bố trí cán bộ tiếp công dân phải phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân để đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công tác tiếp công dân.