Từ ngày 31/3/2025 đến hết ngày 14/4/2025, Sở Tư pháp đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn năm 2024.
Nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu một số quy định pháp luật về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn năm 2024, Sở Tư pháp đăng tải nội dung câu hỏi và đáp án Cuộc thi, cụ thể như sau:
Câu 1: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được Quốc hội khóa XV nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 30/11/2024 cóhiệulựcvào ngày tháng năm nào ?
A. Ngày 01/01/2025.
B. Ngày 01/3/2025.
C. Ngày 01/5/2025.
D. Ngày 01/7/2025.
Câu 2: Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của ai?
A. Là trách nhiệm của riêng lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
B. Là trách nhiệm đối với cáccông dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam. (Điều 8)
D. Những người phát hiện cháy mới có trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy
Câu 3: Hành vi nào vị nghiêm cấm trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
A.Cố ý gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố hoặc kích động, xúi giục, dụ dỗ người khác gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại về người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, an ninh, trật tự.
B. Lợi dụng việc tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C. Báo cháy giả; báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả.
D. Tất cả đều đúng (Điều 14)
Câu 4: Số điện thoại báo cháy, báo tình huống cứu nạn, cứu hộ được quy định thống nhất trong cả nước là?
A. 111
B. 113
C. 114 (Khoản 1 Điều 6)
D. 115
Câu 5: “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” được quy định là?
A. Ngày 2/9 hằng năm.
B. Ngày 19/8 hằng năm.
C. Ngày 04/10 hằng năm. (Điều 12)
D. Ngày 05/10 hằng năm.
Câu 6: Chủ hộ gia đình trực tiếp sử dụng nhà ở có trách nhiệm nào sau đây trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
A. Tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở thành viên khác trong gia đình thực hiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
B. Thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố;
C. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
D. Tất cả đều đúng (Điều 4)
Câu 7: Đâu là nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?
A. Chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính. (khoản 3 Điều 5)
B. Lấy phương châm 4 tại chỗ là chính.
C. Lấy khắc phục là chính.
D. Lấy tuyên truyền là chính.
Câu 8:Những người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ?
A. Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy
B. Người đứng đầu cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ phương tiện giao thông có phương tiện bị cháy, chủ hộ gia đình có nhà bị cháy. (Khoản 2 Điều 29)
C. Công an phường nơi có cơ sở bị cháy
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Khi phát hiện cháy, tình huống cứu nạn, cứu hộ thì người phát hiện báo đến ai?
A. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
B. Cơ quan Công an.
C. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
D. Tất cả đều đúng (Điều 6)
Câu 10: Công trình xây dựng phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy nào sau đây?
A. Không được bố trí chỗ ngủ trong khu vực công trình xây dựng.
B. Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định. Có phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý (Điều 19)
C. Phải bố trí lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn.
D. Phải thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí nguy hiểm về cháy, nổ.
Câu 11: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
A. Ban hành hoặc tham mưu người có thẩm quyền ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
B. Xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
C. Lập, quản lý hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; khai báo, cập nhật dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy;
D. Tất cả đều đúng (Điều 8)
Câu 12: Chủ phương tiện giao thông có trách nhiệm nào sau đây trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
A. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
B. Xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
B. Thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
D. Đáp án A và B. (Điều 8)
Câu 13: Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm điều kiện an toàn nào về phòng cháy?
A. Không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
B. Không cần bố trí phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
C. Bố trí, duy trì lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn. (Khoản 1 Điều 21)
D. Không được đun nấu, sử dụng bếp tại nơi sản xuất, kinh doanh.
Câu 14: Ai được quyền huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
B. Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.
C. Giám đốc Công an cấp tỉnh và Trưởng Công an cấp huyện.
D. Tất cả các phương án trên. (Khoản 5 Điều 26)
Câu 15: Đâu là điều kiện an toàn bắt buộc về phòng cháy đối với nhà ở?
A. Bố trí bếp đun nấu, nơi thờ cúng, đốt vàng mã bảo đảm an toàn; không để vật, chất dễ cháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt. (khoản 1 Điều 20)
B. Bắt buộc phải ban hành Nội quy phòng cháy, chữa cháy
C. Bắt buộc có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn liên quan đến phòng cháy, chữa cháy.
D. Phải trang bị thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí nguy hiểm về cháy, nổ tại nhà ở.
Câu 16: Khi xảy ra cháy tạithôn, tổ dân phố mà lực lượng Công an nhân dân chưa đến, thì ai người chỉ huy chữa cháy?
A. Trưởng ban công tác Mặt trận.
B. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố (Điều 28)
C. Tổ trưởng tổ sản xuất.
D. Tổ trưởng tổ bảo vệ.
Câu 17: Đâu là hoạt động khắc phục hậu quả vụ cháy quy định trong Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024?
A. Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống.
B. Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội.
C. Phục hồi kịp thời hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
D. Tất cả các phương án trên. (khoản 1 Điều 29)
Câu 18: Điều kiện để công dân tham gia vàoĐội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành hoặc Đội dân phòng khi có yêu cầu?
A. Công dân từ 16 tuổi trở lên, đủ sức khỏe.
B. Công dân từ 17 tuổi trở lên, đủ sức khỏe.
C. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe. (khoản 2 Điều 8)
D. Công dân từ 19 tuổi trở lên, đủ sức khỏe.
Câu 19: Các chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
A. Chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
B. Có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù theo quy định của pháp luật.
C.Nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định.
D. Tất cả các phương án trên. ( Điều 46)