Từ ngày 05/05/2025 đến hết ngày 14/5/2025, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên" năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu một số quy định pháp luật về phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của thuốc lá và Luật Nghĩa vụ Quân sự, Ban Tổ chức Cuộc thi đăng tải nội dung câu hỏi và đáp án Cuộc thi, cụ thể như sau:
Câu hỏi 1: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy
B. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
C. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.
5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.”
Câu hỏi 2: Hình phạt cao nhất có thể bị áp dụng đối với các tội phạm về ma túy là?
A. Tù có thời hạn
B. Tù chung thân
C. Tử hình
D. Phạt tiền
Đáp án C
* Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.”
Câu hỏi 3: Người nghiện ma túy có thể cai nghiện ma túy tự nguyện ở đâu?
A. Bệnh viện
B. Trường học
C. Gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy
D. Nơi cách ly với gia đình
Đáp án C
* Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định: “Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập”.
Câu hỏi 4: Biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại đâu?
A. Cơ sở y tế công lập
B. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập
C. Cơ sở giáo dục công lập
D. Trung tâm phục hồi chức năng tỉnh
Đáp án B
* Căn cứ pháp lý:Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định: Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập”.
Câu hỏi 5: Người nghiện ma túy phải thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện trong bao lâu?
A. Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng
B. 03 tháng
C. 36 tháng
D. Không quy định thời hạn
Đáp án A
* Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định: “Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.”
Câu hỏi 6: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, gia đình có người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm như thế nào?
A. Ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người thân.
B. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể.
C. Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý:Khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định gia đình người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm:
“a) Quản lý, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Cung cấp thông tin về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người sử dụng trái phép chất ma túy cho công an cấp xã nơi người đó cư trú;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể.”
Câu hỏi 7: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường THCS, THPT hoặc Cao đẳng, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì bị xử lý như thế nào?
A. Đình chỉ học tập một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, giáo dục hoặc tổ chức cai nghiện.
B. Tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập.
C. Buộc thôi học
D. Cảnh cáo, viết giấy cam đoan không tái phạm.
Đáp án A
* Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, xử lý người học sử dụng trái phép chất ma tuý như sau:
“a) Nếu là người học đang làm thủ tục nhập học thì :
- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học chưa bị lệ thuộc vào ma tuý của cơ quan có thẩm quyền thì nhà trường yêu cầu người học viết cam đoan không tái phạm, cho phép người học nhập học, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường vẫn cho phép người học nhập học, sau đó cho nghỉ học một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;
- Trường hợp không tự giác khai báo thì nhà trường thu hồi giấy triệu tập nhập học, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện.
b) Nếu là người học đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì:
- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học không bị lệ thuộc vào chất ma tuý của cơ quan có thẩm quyền, nhà trường tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường cho phép người học nghỉ học một năm (12 tháng), bảo lưu kết quả học tập và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;
- Trường hợp không tự giác khai báo: Nhà trường xử lý kỷ luật người học ở mức đình chỉ học tập một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, giáo dục hoặc tổ chức cai nghiện.
c) Nhà trường xử lý kỷ luật ở mức buộc thôi học đối với các trường hợp người học tái sử dụng trái phép chất ma tuý.”
Câu hỏi 8: Học sinh, sinh viên đang theo học đã cai nghiện ma túy mà tái sử dụng trái phép chất ma túy thì bị nhà trường xử lý như thế nào?
A. Đình chỉ học tập một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, giáo dục hoặc tổ chức cai nghiện.
B. Tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập.
C. Buộc thôi học
D. Cảnh cáo, viết giấy cam đoan không tái phạm.
Đáp án C
* Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, xử lý người học sử dụng trái phép chất ma tuý như sau:
“a) Nếu là người học đang làm thủ tục nhập học thì :
- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học chưa bị lệ thuộc vào ma tuý của cơ quan có thẩm quyền thì nhà trường yêu cầu người học viết cam đoan không tái phạm, cho phép người học nhập học, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường vẫn cho phép người học nhập học, sau đó cho nghỉ học một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;
- Trường hợp không tự giác khai báo thì nhà trường thu hồi giấy triệu tập nhập học, thông báo cho gia đình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cai nghiện.
b) Nếu là người học đang theo học trong các cơ sở giáo dục thì:
- Trường hợp tự giác khai báo: nếu có căn cứ xác nhận người học không bị lệ thuộc vào chất ma tuý của cơ quan có thẩm quyền, nhà trường tiến hành kiểm điểm, yêu cầu người học viết giấy cam đoan không tái phạm, cho phép người học tiếp tục học tập, đồng thời phối hợp với gia đình người học theo dõi, giúp đỡ người học để tránh việc tái sử dụng trái phép chất ma tuý; nếu người học bị lệ thuộc vào chất ma tuý thì nhà trường cho phép người học nghỉ học một năm (12 tháng), bảo lưu kết quả học tập và giao cho gia đình người học để quản lý, tổ chức cai nghiện;
- Trường hợp không tự giác khai báo: Nhà trường xử lý kỷ luật người học ở mức đình chỉ học tập một năm (12 tháng) và giao cho gia đình người học để quản lý, giáo dục hoặc tổ chức cai nghiện.
c) Nhà trường xử lý kỷ luật ở mức buộc thôi học đối với các trường hợp người học tái sử dụng trái phép chất ma tuý.”
Câu hỏi 9: Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, trong thời bình, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là?
A. Từ 15 tuổi đến hết 25 tuổi.
B. Từ 16 tuổi đến hết 20 tuổi.
C. Từ 17 tuổi đến hết 20 tuổi.
D. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Câu hỏi 10: Công dân đã được tạm hoãn nhập ngũ để học cao đẳng, đại học thì độ tuổi được gọi nhập ngũ quy định như thế nào?
A. Đến hết 25 tuổi.
B. Đến hết 27 tuổi.
C. Đến hết 30 tuổi.
D. Đến hết 35 tuổi.
Đáp án B
* Căn cứ pháp lý: Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về Độ tuổi gọi nhập ngũ:“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Câu hỏi 11: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự là?
A. Công dân nam, nữ đủ 17 tuổi trở lên
B. Công dân là nam đủ 17 tuổi trở lên
C. Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên, kể cả người khuyết tật
D. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên; công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
“1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.”
Câu hỏi 12: Tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ đối với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ như thế nào?
A. Lý lịch rõ ràng; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định.
B. Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
C. Có trình độ văn hóa phù hợp.
D. Tất cả các tiêu chuẩn trên.
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:
“Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.”
Câu hỏi 13: Trường hợp nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?
A. Con của thương binh hạng một.
B. Con của liệt sĩ.
C. Một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
“a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.”
Câu hỏi 14: Cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Xử lý kỷ luật.
B. Xử phạt hành chính
C. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Cả ba phương án trên.
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Câu hỏi 15: Công dân thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự phải trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại đâu?
A. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
B. Nhà Văn hóa khu dân cư
C. UBND xã
D. Công an tỉnh
Đáp án A
*Căn cứ pháp lý: Điều 15 và 16 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
“Điều 15. Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Điều 16. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.”
Câu hỏi 16: Loại thuốc lá nào bị cấm sản xuất, sử dụng, mua bán?
A. Thuốc lá điếu
B. Thuốc lào
C. Xì gà
D. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý:Tại Nghị quyết số 173/2024/QH15về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thống nhất “cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể.”
Câu hỏi 17: Người bao nhiêu tuổi được mua, sử dụng thuốc lá?
A. Đủ 15 tuổi trở lên
B. Đủ 16 tuổi trở lên
C. Đủ 17 tuổi trở lên
D. Đủ 18 tuổi trở lên
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.”
Câu hỏi 18: Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm?
A. Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, trừ trường cao đẳng, đại học, học viện; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em.
B. Quán bar, quán karaoke, vũ trường.
C. Bãi biển.
D. Quảng trường
Đáp án A
* Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2015 quy định: “Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.”
Câu hỏi 19: Hành vi hút thuốc lá bị cấm hoàn toàn trên phương tiện giao thông công cộng nào?
A. Ô tô.
B. Tàu bay.
C. Tàu điện.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án D
* Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 quy định: “Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.”