Thực hiện Kế hoạch số 964/KH-UBND ngày 06/3/2025 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2025. Ngày 03/4/2025, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 24/KH-STP thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gianăm 2025
Kế hoạch ban hành nhằm phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ Đề án theo lộ trình năm 2025 và duy trì thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo; Đưa các tiện ích, giá trị của Đề án 06 ngày càng đến với người dân, doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.
Kế hoạch xác định 09 nhiệm vụ chung cụ thể như sau:
1. Bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnhđể tập trung chỉ đạo thực hiện; phát huy hiệu quả các nhiệm vụ, mô hình Đề án 06 đã triển khai phục vụ người dân, doanh nghiệp.Tập trung khắc phục những nhiệm vụ chậm tiến độ; thường xuyên đánh giá, kiểm tra để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” trong quá trình thực hiện.
2. Tiếp tục phối hợp với cácsở, ngành, địa phương hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong thực hiện Đề án, trọng tâm là triển khai Luật Dữ liệu, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Giao dịch điện tử; rà soát để kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, cản trở việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án; tái cấu trúc các quy trình nghiệp vụ để triển khai các dịch vụ công trực tuyến theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Tiếp tục thông tin tuyên truyền để thống nhất về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức; tạo sự đồng thuận của người dân trong thực hiện Đề án 06.
4. Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công thiết yếu của ngành theo Đề án 06, các dịch vụ công trực tuyến củatheo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022; các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Phối hợp làm sạch dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”. Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái dữ liệu phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu dân cư. Đẩy mạnh làm sạch, số hóa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu dân cư; nghiên cứu ứng dụng dữ liệu đã số hóa phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cắt giảm thành phần hồ sơ, giấy tờ.
6. Đẩy mạnh ứng dụng các tiện ích của Đề án 06 đối với các lĩnh vực của đời sống, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước, định danh và xác thực điện tử trong thanh toán, chi trả chế độ chính sách không dùng tiền mặt.
7. Rà soát, bố trí nguồn nhân lực đảm bảo hợp lý, chất lượng thực hiện Đề án 06 và chuyển đổi số của ngành, nhất là trình độ công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa. Quan tâm bố trí kinh phí để đảm bảo triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06, tập trung kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với hệ thống công nghệ thông tin; đầu tư trang thiết bị đầu cuối cho công chức, viên chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
8. Tiếp tục rà soát, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ; quán triệt, thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn trên không gian mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thông tin, dữ liệu.
9. Duy trì thường xuyên cơ chế tựkiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, gắn với công tác phát động các phong trào thi đua, khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 của ngành.
Phòng Bổ trợ và Hành chính tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
KH số 24.pdf